Bài 3: Muốn sống thọ, sống khỏe cần dinh dưỡng hợp lý.

934

Người lớn tuổi là nhóm người phải đối mặt với rất nhiều biến đổi tâm sinh lý trong cơ thể. Chính vì vậy hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng ở lứa tuổi này là cách tốt nhất để chăm sóc dinh dưỡng cho người lớn tuổi trong gia đình.

Thay đổi thành phần và chức năng cơ thể

Sau giai đoạn tăng trưởng của độ tuổi thanh thiếu niên, giai đoạn duy trì khối cơ-xương và hoạt động thể chất đỉnh cao ở tuổi 20-30, cơ thể bước vào thời kì suy giảm chung của các tế bào cơ thể. Biểu hiện rõ nhất xu hướng giảm khối cơ và gia tăng khối mỡ (đặc biệt là vùng bụng), đi kèm với sự giảm dần chức năng cơ bắp, độ dẻo dai của xương khớp và sự sung sức cho các hoạt động thể chất. Trong đó, các thành phần có bản chất Protein như mô liên kết, collagen của da, xương, hormone, enzyme, protein vận chuyển,… có sự suy giảm đáng kể nhất. Tiếp theo là chất béo, sự gia tăng tình trạng thiếu oxy máu ở tuổi ngoài 75 làm giảm khối chất béo của cơ thể, đối lập với tình trạng gia tăng chất béo ở tuổi trung niên.

Người già là những người rất dễ bị bệnh, chính vì thế càng phải cẩn trọng và chú ý hơn đến dinh dưỡng hàng ngày

Đáng nói nhất là tình trạng loãng xương, nguy cơ gãy xương tăng theo tuổi tác. Tình trạng này sẽ trầm trọng hơn nếu người lớn tuổi suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chế độ ăn thiếu vitamin D, Canxi, lười luyện tập thể dục, suy giảm nội tiết… Chúng ta thường thấy sự khó chịu của người già khi thay đổi thời tiết, đây chính là sự giảm khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Chế độ ăn thiếu năng lượng, nhất là thành phần protein khiến người già càng khó thích nghi hơn. Trọng lượng cơ thể giảm cũng làm hạn chế đáp ứng sinh nhiệt của cơ thể với cái lạnh. Đáng chú ý, thân nhiệt giảm 1-2 độ C là đủ gây suy giảm nhận thức, dễ sa sút trí tuệ và tăng chấn thương.

Một điều dễ nhận biết ở lứa tuổi này là tổng lượng nước của cơ thể giảm đi. Da khô, mắt nhìn mờ, giảm Kali… chỉ là một trong những biểu hiện của tình trạng giảm dịch nội bào, rối loạn chức năng điện giải.

Mất cân bằng năng lượng

Năng lượng được cung cấp từ thức ăn và sự tiêu hao năng lượng tạo nên sự cân bằng ở người bình thường khỏe mạnh. Tiêu hao năng lượng hàng ngày bao gồm cả năng lượng chuyển hóa cơ bản, kể cả lúc nghỉ ngơi. Ở người lớn tuổi, cùng với sự chán ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng, cân bằng năng lượng trở nên âm tính, nghĩa là năng lượng tiêu hao vượt quá năng lượng được cung cấp. Tuy nhiên đa số người lớn tuổi không chú ý bổ sung năng lượng, chất dinh dưỡng dễ hấp thu vào chế độ ăn và cuối cùng dẫn đến suy dinh dưỡng mà không hay biết.

Giảm sự ngon miệng

Hai giác quan cảm nhận thức ăn chủ yếu của cơ thể là khứu giác và vị giác.Theo tuổi tác, sự suy giảm hai yếu tố này dẫn đến  thay đổi cảm nhận hương vị ở người già. Trong đó, ngưỡng vị giác tăng lên làm cho yêu cầu về thức ăn cho họ cần phải đậm đà hơn. Nguyên nhân của tình trạng này sự giảm nhạy bén vị giác do thay đổi nồng độ các acid amin và catecholamaine vùng dưới đồi, giảm tính thụ cảm của tế bào thần kinh cảm giác. Bên cạnh đó, giảm nhu động ruột dẫn đến tăng thời gian tháo rỗng dạ dày sau bữa ăn, làm người già có cảm giác no sớm, no lâu, không muốn ăn thêm, nhưng thực ra lượng thức ăn là chưa đủ cung cấp năng lượng. Kết quả nghiên cứu của Morley từ năm 1998 đã cho thấy, đáp ứng về cảm giác no của người già có được nhờ tín hiệu truyền từ dạ dày hơn là từ ruột. Khi thức ăn vào đến dạ dày, một loạt các tín hiệu được truyền lên não để thông báo cảm giác no, đói. Quá trình này bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố: giác quan, hormone, bệnh lý, cảm xúc… Do đó, tạo tâm lý thoải mái, tinh thần lạc quan, không khí gia đình vui vẻ là cách hay để tăng cường cảm giác ngon miệng cho người lớn tuổi.

Sự nhạy bén của vị giác suy giảm là một trong nhiều nguyên nhân khiến người già giảm sự ngon miệng trong các bữa ăn

Sự tăng trưởng quá mức của vi khuẩn ở ruột non

Tình trạng này đã được ghi nhận từ nhiếu năm qua nhưng chưa có được lời giải đáp thống nhất. Sự bất thường của các vi khuẩn ruột non có thể là hệ quả của quá trình thiếu đa chất, suy dinh dưỡng, sau chấn thương, giải phẫu đường ruột, bệnh lý  thần kinh, tiểu đường, giảm tiết acid dịch vị,…Điều này gây ra sự kém hấp thu, tăng rối loạn tiêu hóa và nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng. Sự tăng trưởng quá mức các vi khuẩn này chỉ có thể được hạn chế bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhiều chất xơ.

Hệ thống miễn dịch bị lão hóa

Nguyên nhân sâu xa của các thay đổi trên đây chính là sự lão hóa nhưng đồng thời tình trạng suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi cũng chính là tác nhân đẩy nhanh lão hóa, đặc biệt là hệ thống miễn dịch, đặc trưng bởi sự suy giảm tế bào lympho T. Đây là nguyên nhân của nhiều bệnh lý thoái hóa ở người già: viêm khớp, ung thư, tim mạch, bệnh tự miễn…Không chỉ ở người già, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chế độ ăn, bởi có nhiều acid béo cơ thể không tự tổng hợp nhưng được rất cần cho các tế bào miễn dịch, là tiền thân của các hoạt chất quan trọng trong hệ thống phòng thủ của cơ thể: eicosanoid, prostaglandin, leukotriene,…Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, E, chất khoáng: đồng, kẽm, selen,…củng cố thêm hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Bác Nguyễn Trọng Đệ, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc phường Trần Hưng Đạo chia sẻ bác rất chú trọng đến việc bổ sung dinh dưỡng ngoài các bữa ăn chính trong ngày

Như vây, dinh dưỡng là yếu tố then chốt để có được cuộc sống khỏe mạnh ở người lớn tuổi. Sản phẩm Medifood với sự kết hợp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: đạm Natri Caseinat, các loại đường chậm hấp thu, acid béo thiết yếu và chất xơ hòa tan, các vitamin, khoáng chất… giúp người lớn tuổi có được chế độ dinh dưỡng tốt hơn, yên tâm trước những thay đổi thành phần, chức năng  cơ thể do sự lão hóa. Hiện nay, nhóm dân số già đang chiếm tỉ lệ ngày càng cao, đặc biệt ở những nước phát triển. Quan tâm đến dinh dưỡng của người cao tuổi không chỉ là vấn đề đạo đức, phúc lợi xã hội mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cả gia đình, cộng đồng.