CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO F0 ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ TỪ A-Z

389

I. Chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà theo hướng dẫn chuẩn của Bộ Y Tế

Bộ Y tế đã ban hành Tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà. Trong tình hình có nhiều F0 không triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà, ngày 28/8/2021, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 4156/QĐ-BYT về việc ban hành Tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà. Tài liệu gồm 2 phần:

  • Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà;
  • Hướng dẫn chế độ tăng cường dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tại nhà
Những hướng dẫn đầy đủ của các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng cho các F0 điều trị tại nhà - Ảnh 2.

Người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

1. Người bệnh nhiễm COVID-19 cần tăng nhu cầu dinh dưỡng

Tài liệu Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà được áp dụng tại các cơ sở được giao nhiệm vụ quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để hướng dẫn cho người nhiễm COVID-19 và người chăm sóc người nhiễm COVID-19 tự chăm sóc tại nhà.

Để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Những trường hợp người bệnh nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà, việc thực hiện, tuân thủ chế độ dinh dưỡng thật sự cần thiết, dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện “hàng rào” bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày làm tăng sức đề kháng.

Khi bị nhiễm, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống do vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng. Vì vậy, việc cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh nhiễm COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng tại nhà là rất cần thiết, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng.

Bộ Y tế

2. Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị người nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể khỏi nhiễm trùng. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, thời gian phục hồi, tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong.

Chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với liệu pháp điều trị giúp ngăn ngừa, hỗ trợ và khắc phục tình trạng nhiễm trùng, góp phần chống lại đại dịch COVID-19, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí, nguồn lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như cho cá nhân và gia đình người bệnh.

Mục đích của giải pháp dinh dưỡng:

  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối về cả năng lượng và các vi chất dinh theo nhu cầu của từng nhóm tuổi, tình trạng bệnh và khả năng dung nạp.
  • Phòng ngừa teo cơ, suy dinh dưỡng.
  • Đối với trẻ em, đảm bảo duy trì sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

3. Nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng

– Ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.

– Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi…

– Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc.., đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.

– Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng.

– Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.

3.1 Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối

– Đảm bảo đủ các và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm.

– Không bỏ bữa: Ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ.

– Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <10% tổng năng lượng ăn vào).

– Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ

– Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

Những hướng dẫn đầy đủ của các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng cho các F0 điều trị tại nhà - Ảnh 5.
3.2. Dinh dưỡng an toàn

– Tránh đồ ăn, uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia.

– Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh. Không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng.

– Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.

– Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

4. Lựa chọn thực phẩm

4.1. Thực phẩm nên dùng
  • Gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn,…
  • Các loại hạt: đậu đỗ, vừng, lạc…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa bột, sữa tươi, sữa chua
  • Thịt các loại, cá, tôm…
  • Trứng và các sản phẩm từ trứng: trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút…
  • Dầu thực vật, dầu oliu, dầu cá,…
  • Các loại rau: đa dạng các loại rau.
  • Quả tươi: ăn đa dạng các loại quả
4.2. Thực phẩm hạn chế dùng
  • Mỡ động vật, phủ tạng động vật.
  • Các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối…).
  • Các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt.
  • Các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá
Những hướng dẫn đầy đủ của các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng cho các F0 điều trị tại nhà - Ảnh 6.

Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh.

4.3. Một số thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp nâng cao thể trạng

– Vitamin A

Vitamin A dưới dạng Beta-caroten như: cà rốt (835mcg), khoai lang (709mcg), bí ngô (369mcg), đu đủ (55mcg), xoài (38mcg), bông cải xanh (800mcg), rau cải bó xôi (681mcg …

Lưu ý thực phẩm thông thường trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể cung cấp đủ lượng vitamin A.

– Vitamin C

Hoa quả, trái cây và rau tươi như: Bưởi (95mg), chanh (77mg), kiwi (93mg), ổi (62mg), dâu tây (60mg), đu đủ (54mg), cam (40mg), ớt chuông (103-250mg),…

Những hướng dẫn đầy đủ của các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng cho các F0 điều trị tại nhà - Ảnh 7.

Vitamin C rất tốt cho người bệnh.

– Vitamin D

Bệnh nhân nên tiếp xúc với ánh nắng 15-30 phút mỗi ngày (phòng thoáng, có cửa sổ có ánh nắng mặt trời)

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá chép, trắm cỏ (24,7mcg); lươn, trạch (23,3mcg); sữa (7,8 – 8,3mcg); lòng đỏ trứng (2,68mcg); và các thực phẩm được bổ sung vitamin D (các loại sữa, ngũ cốc)…

– Vitamin E

Các sản phẩm từ đậu nành, giá đỗ, rau mầm…

– Kẽm

Các loại thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu (31mg); sò (13,4mg); thịt bò (4,05mg); lòng đỏ trứng (3,7mg); sữa bột (3,34-4,08mg); cua ghẹ 3,54mg;…

Các loại hạt: hạt đậu (3,8 -4,0mg); hạt vừng (7,75mg);…

– Omega 3

Cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu, dầu gan cá, hạt macca, hạt óc chó, hạt chia

– Flavonoid

Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch của cơ thể.

Các loại rau gia vị như: húng, tía tô, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh, gừng, tỏi, nghệ, các loại rau lá màu xanh.

Bổ sung lợi khuẩn (Probiotic)

Phô mai, sữa chua…

II. Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng

1. Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho người trưởng thành

Năng lượng 30- 35 kcal/kg cân nặng/ngày, chất đạm 15-20% tổng năng lượng, nhu cầu chất béo 20-25% tổng năng lượng, chất đường bột 50 -65% tổng năng lượng.

Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất theo lứa tuổi. Đặc biệt tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E; các thực phẩm giàu kẽm và selen. Rau xanh 300g/ngày, hoa quả 200g/ngày.

Chất xơ cung cấp 18-20g/ ngày.

Muối 5g/ngày.

Uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày), nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát, nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Người bệnh có sốt nên uống Orezol để bù nước và điện giải.

2. Nguyên tắc dinh dưỡng đối với trẻ em

Định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào.

Chế độ ăn cân đối hàng ngày với 4 yếu tố chính: lipid (lipid động vật và lipid thực vật), vitamin và khoáng chất, thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate), protein (protein động vật và thực vật). Trẻ phải ít nhất có 1 bữa ăn trong ngày có cân đối khẩu phần.

Hàng ngày phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm).

Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <5% tổng năng lượng ăn vào).

Hạn chế ăn quá mặn.

Cung cấp đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi, tránh uống nước ngọt công nghiệp.

Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ >2 tuổi 500 ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất). Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.

Tránh thức ăn gây nôn và buồn nôn bằng những khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.

3. Các thực hành nuôi dưỡng trẻ

Theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ định kỳ để xác định xem trẻ có khả năng sẽ bị suy dinh dưỡng cấp nặng không.

Theo dõi cân nặng định kỳ cho trẻ, nếu có thể được 3-5 ngày/lần. Nếu trẻ có sụt cân từ 1-2%/1 tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp.

Đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hàng ngày như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng bởi chúng sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ.

Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào/ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào <70% nhu cầu bình thường so với lứa tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế.

Những hướng dẫn đầy đủ của các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng cho các F0 điều trị tại nhà - Ảnh 8.

III. Các chuyên gia hướng dẫn chế độ tăng cường dinh dưỡng cho các F0 điều trị tại nhà

ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến – Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng hay F0 có triệu chứng, F0 kèm theo có bệnh lý nền cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng chuyên biệt theo từng đối tượng giúp tăng cường sức đề kháng, mau chóng phục hồi, đề phòng cơ thể suy kiệt dẫn tới suy dinh dưỡng, thậm chí có thể tử vong.

1. Chế độ ăn cho F0 không có triệu chứng

Với F0 không có triệu chứng, chế độ ăn như người khỏe mạnh bình thường như sau:

Ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng và phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm, thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày cần có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản… đậu, đỗ…) cũng như chất béo động vật và thực vật.

Nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, các loại đậu đỗ, dầu thực vật, hạn chế các chất béo từ các thịt gia cầm như gà, vịt…,thịt động vật như lợn, bò…

Nên sử dụng chất đạm đa dạng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau và ngay cả trong một nguồn thực phẩm động vật hoặc thực vật.

Hạn chế các loại thịt đỏ 70-80g/ngày/người như bò, heo, cừu… tăng cường ăn thực phẩm lành mạnh như cá, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm của sữa, thịt gia cầm, các loại đậu đỗ, đậu tương và sản phẩm từ đậu tương,….

Khẩu phần ăn hàng ngày cho F0 cần có sự phối hợp với tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản… đậu, đỗ…) cũng như chất béo động vật và thực vật.

– Với người trưởng thành: nên ăn chất đạm động vật theo tỉ lệ khoảng 30%-50% tổng số chất đạm, tỷ lệ lipid động vật / lipid tổng số là dưới 60%. Tuổi càng cao thì nên ăn lượng protein từ động vật vừa phải, cần bổ sung lượng protein hợp lý theo tỷ lệ là 1/3 đạm động vật và 2/3 đạm thực vật.

– Với trẻ nhỏ: nguồn đạm động vật cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, vì vậy lượng protein nên theo tỷ lệ là 2/3 đạm động vật và 1/3 đạm thực vật trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Ví dụ: một nam thanh niên 19 tuổi nhu cầu protein là 71g/ngày thì cần ăn các thực phẩm giàu chất đạm là 100g thịt lợn, cá chép 150g, lạc 50g và 50g đậu tương một ngày, thì tỷ lệ protein động vật so với protein tổng số là 56,8% (40.5 x 100 : 71.3 = 56.8%).

Tăng cường sử dụng rau xanh và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày, vì rau quả cung cấp các vitamin và khoáng chất chống oxy hóa. Các vitamin A, C , D, E và chất khoáng như sắt, kẽm,…có vai trò trong chống viêm, chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch. Nhu cầu rau xanh 300-400 g/người/ngày và quả chín 200-300g.

Cách chế biến bữa ăn:

Khi chế biến bữa ăn nên dùng thêm các loại gia vị như hành, tỏi, củ sả, gừng,… vì ngoài vitamin và khoáng chất, chúng còn có chất kháng sinh thực vật. Đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong và sau khi chế biến. Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu.

Bổ sung nước thường xuyên: Với người trưởng thành, cần bổ sung từ 1,6 – 2,4 lít nước/người/ngày (tương đương 8 – 12 ly thủy tinh). Ngoài việc đảm bảo nhu cầu nước hàng ngày, một số ít người F0 có thể diễn biến ho, sốt, viêm phổi,… dẫn đến bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali,… vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết.

Việc lựa chọn nước uống để bổ sung thêm là các loại nước như oresol, nước dừa, sinh tố hoa quả chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước soài, rau má,… Ngoài cung cấp nước, chúng còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Không nên sử dụng rượu, bia vì khó cho việc theo dõi diễn biến của bệnh. Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, các loại nước có gas.

Tăng cường sử dụng rau xanh và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày, vì rau quả cung cấp các vitamin và khoáng chất chống oxy hóa.

Những hướng dẫn đầy đủ của các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng cho các F0 điều trị tại nhà - Ảnh 10.

Bổ sung nước thường xuyên

2. Chế độ ăn cho F0 có triệu chứng nhẹ như sốt, ho, mất khứu giác,…

Người nhiễm COVID-19, có triệu chứng từ mức độ nhẹ cần phải quan tâm chế độ dinh dưỡng, để tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng, dẫn tới cơ thể bị suy kiệt, suy dinh dưỡng. Đặc biệt chú ý đến người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bú.

Cần thực hiện ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, cân đối các chất dinh dưỡng, số bữa từ 3-5 bữa/ngày. Ngoài chế độ dinh dưỡng tốt, cần tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với sức khỏe, với môi trường, các hoạt động thể lực như tập thở, đi bộ hoặc chạy tại chỗ, phẩy tay, tập Yoga,… thời gian khoảng 45-60 phút/ngày, với 2 lần/ngày.

Do yếu tố tinh thần và dấu hiệu của nhiễm COVID-19 mà người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon vì vậy cần ăn nhiều bữa trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, không ăn quá no có thể gây khó thở (dễ nhầm lẫn với diễn biến của bệnh)

Người nhiễm COVID-19, có triệu chứng từ mức độ nhẹ cần phải quan tâm chế độ dinh dưỡng, để tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng, dẫn tới cơ thể bị suy kiệt, suy dinh dưỡng.

Cách chế biến món ăn:

Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng vì khó tiêu hóa;

Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn. Tăng cường bổ sung sữa và các sản phẩm của sữa 2 cốc/ngày, đặc biệt là sữa năng lượng cao.

Nếu ăn kém hoặc kém tiêu hóa thì cần bổ sung thêm probiotic mỗi ngày 2 lần, đồng thời bổ sung viên đa vitamin- khoáng chất cho người lớn, hay các dạng siro/cốm đa vitamin- khoáng chất cho trẻ em giúp người bệnh có cảm giác đói, thèm ăn, ăn ngon hơn, giúp cơ thể mau bình phục hơn.

Những hướng dẫn đầy đủ của các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng cho các F0 điều trị tại nhà - Ảnh 11.

Người có bệnh lý nên thực hiện chế độ ăn bệnh lý để đẩy lùi tình trạng diễn biến của bệnh.

3. Chế độ ăn cho F0 kèm theo bệnh lý nền

F0 kèm theo bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, thừa cân béo phì,…

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, chế độ ăn bệnh lý giúp hạn chế và đẩy lùi tình trạng diễn biến của bệnh. Nếu không thực hiện đúng và nghiêm ngặt chế độ ăn bệnh lý, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh sẽ kém hiệu quả.

Mỗi một bệnh nền sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau, vì vậy người bệnh cần thực hiện theo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.

Ví dụ người bệnh đái tháo đường thì lựa chọn và sử dụng theo chỉ số đường huyết của thực phẩm.

F0 có bệnh lý tăng huyết áp cần hạn chế sử dụng muối theo các mức độ khác nhau như chế độ ăn nhạt 400-700mg natri/ngày/người (khoảng từ 1-2g muối)

Chế độ ăn nhạt vừa 800-1.200mg natri/ ngày/người tương đương (khoảng 2-3g muối ăn/ngày).

Chế độ ăn nhạt hoàn toàn 200-300mg natri/ngày/người và lượng natri này đã có đủ trong thực phẩm bữa ăn.

F0 có bệnh lý tăng huyết áp cần hạn chế sử dụng muối theo các mức độ khác nhau như chế độ ăn nhạt 400-700mg natri/ngày/người (khoảng từ 1-2g muối)

4. Chế độ ăn cho F0 có triệu chứng nặng

Người F0 cần điều trị tại các cơ sở bệnh viện, chế độ dinh dưỡng hoàn toàn phụ thuộc mức độ của triệu chứng để thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho phù hợp và theo chế độ ăn điều trị của bệnh viện.

Nếu người F0 tỉnh táo thì có thể chủ động ăn uống. F0 có rối loạn ý thức và không tự ăn thì chế độ ăn uống thì việc cho ăn qua ống sonde dạ dày, hoặc dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch

F0 có rối loạn ý thức và không tự ăn thì cho ăn qua ống sonde dạ dày, hoặc dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch.

Người nhiễm COVID-19 có triệu chứng từ mức độ nhẹ cần phải quan tâm chế độ dinh dưỡng, để tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng, dẫn tới cơ thể bị suy kiệt, suy dinh dưỡng.

Đặc biệt chú ý đến người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bú. Cần thực hiện ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, cân đối các chất dinh dưỡng, số bữa từ 3-5 bữa/ngày.

Những hướng dẫn đầy đủ của các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng cho các F0 điều trị tại nhà - Ảnh 12.

Dinh dưỡng rất quan trọng với người sau khi điều trị COVID-19.

5. Chế độ dinh dưỡng với người sau khi điều trị COVID-19

F0 sau thời gian điều trị COVID-19 có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau khiến cơ thể bị suy kiệt, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Vì vậy, dinh dưỡng rất quan trọng với người sau khi điều trị COVID-19.

Theo ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến, những bệnh nhân COVID-19 có thể bị sốt nhiễm trùng, suy hô hấp trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, sau thời gian điều trị tình trạng sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm, cơ quan hô hấp, tiêu hóa bị suy yếu, người bệnh có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau.

Người bệnh bị suy dinh dưỡng làm giảm khối cơ và suy giảm chức năng, ảnh hưởng xấu tới mô mỡ và khối xương, làm cho cơ thể bệnh nhân bị suy kiệt. Đồng thời suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng tới sức đề kháng, đáp ứng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

5.1. Chế độ dinh dưỡng cho F0 sau điều trị COVID-19 phục hồi sức khỏe

Năng lượng trong khẩu phần sẽ được cung cấp bởi các thực phẩm trong chế độ ăn thuộc 3 nhóm:

  • Nhóm thực phẩm giàu chất bột đường (gạo, ngũ cốc, khoai, củ);
  • Nhóm thực phẩm giàu đạm (các loại thịt động vật, thịt gia cầm, cá và thủy sản, đậu, đỗ các loại);
  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo (mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu).

Thông thường, chế độ ăn hợp lý cần cung cấp đủ về số lượng và đảm bảo tỷ lệ hợp lý từ 3 chất sinh năng lượng là đạm (protein) từ 13-20%, chất béo (lipid) từ 20-25% và chất bột đường (glucid) từ 55-65%.

Các loại nước sinh tố hoa quả, ngoài cung cấp nước, chúng còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước soài, rau má,… để cung cấp lượng vitamin C, A là cần thiết cho cơ thể.

5.2 Thực phẩm cần hạn chế đối với F0 sau điều trị COVID-19

– F0 sau khi điều trị COVID-19 không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: nội tạng động vật, óc… Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1-2 cốc/ngày.

– Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua…

– Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

Những hướng dẫn đầy đủ của các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng cho các F0 điều trị tại nhà - Ảnh 13.

Không nên ăn mặn

TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam:

Dinh dưỡng cho các F0 điều trị tại nhà cần lưu ý bảo đảm cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối về cả năng lượng và các vi chất dinh theo nhu cầu của từng nhóm tuổi, tình trạng bệnh và khả năng dung nạp nhằm phòng ngừa teo cơ, suy dinh dưỡng và tuân theo các nguyên tắc sau: Ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.

Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi… Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc.., đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.

Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng. Ăn bổ sung nhiều thực phẩm có chứa các vitamin nhóm B. Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.

Để đạt được mục tiêu cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho F0, cần bảo đảm đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm.

F0 không được hoặc hạn chế tối đa tình trạng bỏ bữa, cần ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ. Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <10% tổng năng lượng ăn vào).

Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ. Người có thể trạng gầy cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

Bên cạnh việc bảo đảm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, F0 cũng cần được bảo đảm cung cấp một chế độ dinh dưỡng an toàn bao gồm: Tránh đồ ăn, uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia. Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh.

Không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng. Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm. Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

Bác sĩ Đỗ Doãn Bách – Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành