Thực phẩm màu tối như màu tím có nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa tốt hơn thực phẩm màu sáng.
Những điểm chung của thực phẩm màu tím
Bác sĩ Ngô Minh, Trưởng Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Hồi Long Quan Bắc Kinh chia sẻ 6 loại thực phẩm màu tím, nên ăn nhiều trong mùa dịch vì chúng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và bảo vệ mạch máu.
Thực phẩm màu tối như màu tím có nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa tốt hơn thực phẩm màu sáng.
Thực phẩm màu tím thường chứa rất nhiều “anthocyanins”. Anthocyanins là một chất hoạt tính sinh học chống oxy hóa. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lợi ích của anthocyanins đối với cơ thể con người là:
– Chống oxy hóa, chống lão hóa
– Bảo vệ tim và mạch máu não, bảo vệ gan
– Giảm mỏi mắt và cải thiện thị lực
– Điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột
– Tăng cường hệ miễn dịch
6 loại thực phẩm màu tím giúp bảo vệ sức khỏe
1. Khoai lang tím
Các loại khoai thường dùng bao gồm khoai lang trắng, khoai lang vàng vì chứa nhiều caroten, còn khoai tím thì giàu “anthocyanins” nên có màu tím hơn.
So với hai loại kia, khoai lang tím có ít tinh bột hơn một chút, hàm lượng protein cao hơn, nhiều sắt, kẽm, magie và cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Hàm lượng tinh bột của khoai lang tím thấp hơn so với gạo và bột mì trắng, lại giàu chất xơ, có cảm giác no lâu, đối với người giảm cân có thể thay thế phù hợp một số thực phẩm chủ yếu.
Chuyên gia nhắc nhở: Những người bị thiếu acid và nhu động dạ dày không đủ nên ăn ít khoai lang tím, nếu không có thể gây khó chịu cho dạ dày.
2. Cà tím
Cà tím rất giàu anthocyanins và các polyphenol khác nhau, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não ở một mức độ nhất định. Ngay cả cà tím đã gọt vỏ cũng chứa rất nhiều polyphenol.
Cà tím có hàm lượng đường thấp và giàu pectin và kali, rất hữu ích trong việc ổn định lượng đường trong máu và lipid máu, cũng như giúp giảm cân.
Chuyên gia nhắc nhở: Cấu tạo giống bọt biển của cà tím, dễ hút dầu, do đó khi nấu nên cho ít dầu mỡ, có thể giảm hấp thu chất béo.
3. Hành tím
Hành tím có chất anthocyanins và chất xơ cao hơn, và cũng chứa một số saponin, có thể ức chế tế bào ung thư.
Vị cay của hành tây chủ yếu đến từ “sulfua hữu cơ.” Hành càng nóng, càng có nhiều chất chống oxy hóa, tác dụng càng mạnh.
Chuyên gia nhắc nhở: Chất “sunfua hữu cơ” trong hành tây có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, đối với những người mắc bệnh đường tiêu hóa nên tiêu thụ vừa phải.
4. Dâu tằm
Dâu tằm rất giàu “anthocyanins”, “vitamin B1, B2, C” và các khoáng chất như canxi, kali và magiê. Chúng cũng chứa các hợp chất thực vật như “resveratrol” và “morrin”… giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Dâu tằm có hàm lượng đường từ 13% -15%, ăn dai ngon, giàu chất chống oxy hóa, rất thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Các đặc tính chống viêm tự nhiên của cây dâu tằm làm giảm nguy cơ huyết áp, đột quỵ. Thận, gan và bệnh tim cũng đã được giảm đáng kể nhờ thường xuyên sử dụng dâu tằm.
5. Bắp cải tím
Bắp cải tím và bắp cải xanh chúng ta thường ăn thực ra là những người họ hàng mặc “áo” khác nhau, cả hai đều thuộc họ cải và có chứa chất phytochemical “glucosinolate” có khả năng chống ung thư.
Ngoài hàm lượng anthocyanin cao, bắp cải tím còn có hàm lượng canxi và kali khoáng chất tuyệt vời, rất thích hợp cho những bệnh nhân tăng huyết áp cần chế độ ăn nhiều kali.
Chuyên gia khuyên: Cho giấm vào bắp cải tím để nguội sẽ giúp màu sắc tươi tắn hơn.
6. Gạo tím
Gạo tím chứa các chất dinh dưỡng như lysine, tryptophan, vitamin B1 và B2, và các dinh dưỡng thiết yếu khác như sắt, kẽm, canxi và các nguyên tố khoáng.
Tuy nhiên, vì gạo tím thuộc loại gạo nếp, có hàm lượng tinh bột tương đối cao, không thích hợp làm lương thực chính.
Chuyên gia nhắc nhở: Các loại ngũ cốc thô như gạo tím, gạo đen có kết cấu cứng hơn và có thể ngâm trước vài giờ sẽ giúp ích cho quá trình tiêu hóa.
2 hiểu lầm về thực phẩm màu tím
1. Thực phẩm có màu tím có phải do nhuộm màu không?
Trả lời: Không!
Anthocyanin là chất màu tự nhiên hòa tan trong nước, chất này không bền, sợ nóng, ngại ánh sáng và cũng sợ bị oxy hóa, nhiệt độ càng cao và càng để lâu màu càng khó bảo quản. Do đó, thực phẩm giàu anthocyanins có thể chuyển sang màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam khi chúng được nấu chín hoặc rửa sạch.
Đây là hiện tượng bình thường, không phải biến đổi gen hay nhuộm màu. Giá trị dinh dưỡng không bị ảnh hưởng.
2. Ăn càng nhiều thực phẩm màu tím càng tốt?
Trả lời: Không!
Thức ăn có màu sẫm khó tiêu hóa và hấp thụ hơn thức ăn sáng màu, người có chức năng tiêu hóa yếu nên dùng lượng phù hợp.
Mặc dù thực phẩm màu tím rất giàu chất dinh dưỡng nhưng không thể thay thế thực phẩm có màu sắc khác. Ăn thực phẩm nhiều màu sắc mỗi ngày có thể ngăn ngừa suy dinh dưỡng do dinh dưỡng không đồng đều.
Nguồn: Hà Vũ – Theo Trí Thức Trẻ