Phương pháp giúp trẻ phát triển trí thông minh

285

Mẹ chăm sóc thai kỳ tốt, bé nạp đủ dưỡng chất, tham gia giao tiếp, vui chơi phù hợp giúp tăng cường phát triển trí não trẻ.

Tiến sĩ Howard Gardner, nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard cho rằng có nhiều dạng trí thông minh khác nhau: thông minh vận động thể chất; ngôn ngữ; toán học – logic; âm nhạc; không gian – thị giác; nội tâm; thiên nhiên, giao tiếp giữa các cá nhân…

Nhiều nghiên cứu chỉ ra từ khi mang thai, sinh ra tới 6 năm đầu đời chính là giai đoạn “vàng” phát triển não bộ của trẻ. Bên cạnh dinh dưỡng, cách nuôi dạy cũng ảnh hưởng đến trí thông minh của bé, theo Healtthline.

Chăm sóc bản thân khi mang thai: Trẻ bắt đầu phát triển não khi chúng vẫn còn trong bụng mẹ. Mẹ duy trì dinh dưỡng hợp lý, tránh hút thuốc, rượu có thể giúp con phát triển hết tiềm năng. Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe đúng cách trong thai kỳ giúp ngăn ngừa biến chứng, phòng sinh non hoặc thiếu tháng có thể ảnh hưởng đến não của bé.

Trong hành trình mang thai, mẹ có thể lựa chọn sữa Kanny để bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé, giúp cả hai mẹ con được khỏe mạnh, em bé phát triển tốt.

Chơi cùng trẻ: Dành thời gian chơi với con có thể giúp xây dựng tình cảm giữa hai bên, tạo nền tảng cho các mối quan hệ khác. Cha mẹ vui chơi với bé cung cấp cơ hội để thực hành kỹ năng xã hội, tình cảm, giao tiếp, nhận thức quan trọng. Ba mẹ nên sắp xếp thời gian chơi cùng con, ngay cả với trẻ sơ sinh.

Khuyến khích ngủ ngon: Giấc ngủ rất quan trọng ở mọi lứa tuổi, giúp củng cố ký ức. Điều này đặc biệt cần thiết đối với trẻ sơ sinh khi não của chúng tiếp tục phát triển, xử lý thông tin.

Cung cấp dinh dưỡng khoa học: Điều cần thiết cho sự phát triển trí não tối ưu là bé dung nạp các chất dinh dưỡng thích hợp. Trong một năm đầu đời, phần lớn dưỡng chất đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Phụ huynh cần đảm bảo con dung nạp đủ dưỡng chất.

Cùng đọc sách: Sách mang đến cơ hội học ngôn ngữ, gắn kết với người chăm sóc, tiếp xúc với những thứ một đứa trẻ có thể không thể nhìn thấy. Phụ huynh cân nhắc kết hợp cùng con đọc sách, trò chuyện yêu thương để giúp trẻ tăng trưởng trí não.

Vận động thể chất cũng giúp trẻ nâng cao kỹ năng nhận thức. Ảnh: Freepik

Vận động thể chất cũng giúp trẻ nâng cao kỹ năng nhận thức. Ảnh: Freepik

Nói chuyện với trẻ: Số lượng từ người lớn dạy, cho bé thực hành sẽ ảnh hưởng đến vốn từ vựng của chúng. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc cha mẹ nói chuyện thường xuyên với con có thể giúp trẻ tăng khả năng phi ngôn ngữ như suy luận, hiểu các con số.

Bằng cách cố gắng thường xuyên tham gia vào cuộc trò chuyện tích cực với con, cha mẹ giúp bé phát triển tổng thể, hành vi tốt, ít lo lắng hơn, tăng sự tự tin. Ngoài ra, gia đình có thể cùng nhau hát, sử dụng âm nhạc như một hình thức ngôn ngữ khác. Điều này cũng liên quan đến sự phát triển của não bộ.

Cung cấp đồ chơi phù hợp: Đồ chơi có thể giúp bé thành thạo kỹ năng mới. Phụ huynh chọn đồ chơi phù hợp với sự phát triển của bé, đưa ra thử thách hợp lý cho con. Trẻ nắm vững các cách chơi khác nhau với đồ chơi của chúng có thể mang lại sự tự tin, nhận thức về không gian, phát triển nhận thức. Bé cần đồ chơi khuyến khích sự học hỏi, phát triển.

Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị diện tử: Nhiều nghiên cứu liên kết thời gian sử dụng thiết bị điện tử ở trẻ nhỏ với tác động tiêu cực đến sự phát triển của não bộ. Do đó, Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo rằng, trẻ em dưới 18 tháng tuổi nên tránh sử dụng màn hình thiết bị điện tử. Với trẻ từ 2-5 tuổi, thời gian sử dụng thiết bị điện tử tối đa là một giờ mỗi ngày.

Duy trì hoạt động: Hoạt động rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần, thể chất. Vận động thể chất giải phóng endorphin, có thể giúp chống lại cảm giác trầm cảm, lo lắng. Điều này cũng có thể xây dựng sự tự tin, nâng cao lòng tự trọng, xây dựng kỹ năng nhận thức.

Quản lý kỳ vọng: Sự phát triển của một đứa trẻ cần có thời gian. Cha mẹ nên đặt ra những kỳ vọng thực tế dựa trên khả năng của bé. Trong những năm tháng đầu đời, bé cần dành nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng vận động, quan sát. Phát triển những kỹ năng này đòi hỏi cơ hội khám phá, vui chơi, di chuyển. Nếu bạn lo lắng về quá trình phát triển của con hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa.