Ở bất kì độ tuổi nào bạn cũng cần quan tâm đến sức khỏe của xương, đáng tiếc nhiều người mắc phải 4 nhầm lẫn sau.

555

Vì sao tuổi tác càng tăng thì việc bảo vệ xương càng phải quan tâm hơn?

Thông thường, con người ở độ tuổi từ 20 đến 40 thì mức độ thoái hóa và tái sinh của xương vẫn ở trạng thái cân bằng, chất lượng xương có thể nói đạt ở đỉnh cao. Tuy nhiên, sau tuổi 40, tốc độ bào mòn lại vượt xa tốc độ hình thành, chất lượng xương dần dần suy giảm.

4 nhầm lẫn về sức khỏe của xương dễ gây tai hại không phải ai cũng biết - Ảnh 1.

Sức khỏe của xương sẽ suy giảm dần theo tuổi tác

Đặc biệt phụ nữ mãn kinh bị giảm Estrogen, thành phần Collagen và khoáng chất trong xương cũng ít đi, tăng mức độ giòn của xương, dẫn đến tình trạng xương dễ bị nứt gãy và nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau 40 tuổi cũng cao hơn.

Loãng xương không những làm giảm khả năng hoạt động mà còn dễ xảy ra những sự cố nguy hiểm. Ai cũng nghe nói bảo vệ sức khỏe của xương là rất cần thiết nhưng lại dễ mắc phải những nhầm lẫn đôi khi hại nhiều hơn lợi.

Muốn đảm bảo sức khỏe của xương, bạn nên có hiểu biết đầy đủ, tránh rơi vào 4 nhầm lẫn phổ biến sau đây

Nhầm lẫn 1: Xương khớp không bị đau nhức chứng tỏ chất lượng xương bình thường

Hầu như nhiều người luôn cho rằng những cơn đau nhức mới là tín hiệu báo động cơ thể có vấn đề. Điển hình là nếu không bị đau nhức xương, cũng không gặp sự cố gãy xương thì đinh ninh rằng hệ xương khớp của mình vẫn tốt, không bị loãng xương.

4 nhầm lẫn về sức khỏe của xương dễ gây tai hại không phải ai cũng biết - Ảnh 2.

Không đau nhức không có nghĩa là xương hoàn toàn khỏe mạnh

Thực tế, triệu chứng loãng xương còn “ẩn ngầm” kỹ hơn cả một số bệnh khác, đợi đến khi bạn bị đau hoặc nứt gãy thì cũng đồng nghĩa tình trạng đã nghiêm trọng. Do đó, chị em nên tập thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm, bao gồm cả xương để kịp thời cải thiện khi có vấn đề.

Nhầm lẫn 2: Loãng xương chỉ là kết quả của sự lão hóa

Sức khỏe của xương giảm dần theo tuổi tác nhưng không có nghĩa nguyên nhân hoàn toàn chỉ do lão hóa tự nhiên. Một số bệnh tật hoặc sử dụng thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của xương, làm giảm mật độ xương, điển hình như thuốc ức chế miễn dịch hoặc Glucocorticoid (một loại corticosteroid).

Nhầm lẫn 3: Nếu bị loãng xương thì cứ bổ sung nhiều Canxi là được

Việc bổ sung Canxi và Vitamin D chỉ là cơ sở để hỗ trợ cải thiện tình trạng loãng xương mà thôi, căn bản không phải là phương pháp điều trị. Lạm dụng Canxi tùy tiện mà không kiểm soát tốt liều lượng không những không có bao nhiêu hiệu quả mà còn ảnh hưởng cơ quan khác.

4 nhầm lẫn về sức khỏe của xương dễ gây tai hại không phải ai cũng biết - Ảnh 3.

Không nên tùy tiện bổ sung viên uống Canxi và Vitamin D khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ

Nếu bạn được chẩn đoán chính xác là loãng xương, hoặc bị thương khiến xương nứt gãy thì nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc bôi hay uống có thể gây biến chứng.

Nhầm lẫn 4. Bị loãng xương chỉ nên đến khám và điều trị ở khoa xương khớp

Để hội chẩn và đưa ra kết quả chính xác thì không chỉ kiểm tra ở chuyên khoa xương mà còn phải kết hợp nhiều hỗ trợ của khoa khác như nội tiết, miễn dịch phong thấp, phóng xạ v.v…

Bạn nên nói rõ các vấn đề trên cơ thể mình để bác sĩ chỉ định các loại kiểm tra, xét nghiệm hợp lý và đầy đủ ở các khoa. Như vậy có thể giúp tìm ra nguyên nhân chuẩn xác để điều trị bệnh, phục hồi và kéo dài sự khỏe mạnh của hệ xương khớp.

Chị em nên ăn gì để cải thiện và phòng ngừa chứng loãng xương?

4 nhầm lẫn về sức khỏe của xương dễ gây tai hại không phải ai cũng biết - Ảnh 4.

Sữa bò là nguồn bổ sung Canxi lý tưởng giúp bạn cải thiện và phòng ngừa loãng xương

Sữa bò

Đây là nguồn bổ sung Canxi tự nhiên và đơn giản nhất. Thông thường một ly sữa bò có thể cung cấp ⅓ nhu cầu Canxi trong cơ thể con người. Do hàm lượng Canxi khá cao nên bạn cũng không nên quá lạm dụng, cần kết hợp đa dạng thực phẩm để đủ dưỡng chất.

Rong biển và tôm cua

Các loại sinh vật biển có vỏ cứng như tôm cua hay các loại rong biển đều rất giàu Canxi. Đặc biệt là rong biển còn chứa nhiều thành phần vật chất có tác dụng phòng ngừa bệnh máu trắng và ung thư xương, quả thực là lựa chọn lý tưởng cho sức khỏe của xương.

Các loại đậu

Thực vật họ đậu mà nhất là đậu nành luôn là nguồn cung cấp Canxi tuyệt vời cho phụ nữ. Mặc dù vậy, tốt nhất vẫn là uống sữa đậu nành nguyên chất không đường hoặc chỉ cho thêm ít đường để tránh làm tăng cân do dùng quá nhiều chất ngọt.

4 nhầm lẫn về sức khỏe của xương dễ gây tai hại không phải ai cũng biết - Ảnh 5.

Món salad trộn dầu mè cũng giúp bạn đổi khẩu vị cho gia đình và tăng cường bổ sung Canxi, dưỡng chất

Mè đen

Mè được xem là thực phẩm dưỡng sinh cho người trung niên và lớn tuổi, đặc biệt hàm lượng Canxi trong dầu mè rất cao. Bạn có thể chế biến nhiều món ngon với dầu mè như trộn mì, trộn salad. Ngoài ra, món sữa mè đen vừa thơm ngon vừa tốt cho xương cũng không nên bỏ qua.

Theo Familydocto

Được chế biến từ sữa bò tươi nguyên chất, nhập khẩu nguyên lon từ Hà Lan. Quá trình phun sấy chân không giữ lại trọn vẹn giá trị dinh dưỡng trong sữa Kanny, đặc biệt là tỷ lệ canxi/photopho = 860/700mg đạt chuẩn cung cấp nguồn canxi hữu cơ tự nhiên trong sữa bò, hỗ trợ rất tốt cho việc chăm sóc hệ xương khớp dành cho mọi lứa tuổi!