Để có một thai kỳ khỏe mạnh, Mẹ đừng bỏ qua những lưu ý này nhé!

490

 

Từ khi có kế hoạch sinh con, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe vì chế độ dinh dưỡng gia đoạn này vô cùng quan trọng để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh khi ở trong bụng mẹ cho đến khi con chào đời!

Cùng Kanny điểm qua những lưu ý dưới đây để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

1. Mẹ đã lên kế hoạch mang thai, đừng bỏ qua chế độ dinh dưỡng

Ngay khi chuẩn bị mang thai, người phụ nữ bắt đầu bằng lịch chích ngừa các bệnh cần thiết như thủy đậu, sởi, cúm, rubella, viêm gan B… Vì đây là những bệnh nếu mẹ mắc phải có thể khiến con bị dị tật nặng nề thậm chí là các căn bệnh ác tính như ung thư, nghiêm trọng hơn có thể tử vong sơ sinh. 

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ giúp người phụ nữ chuẩn bị cơ thể và tình trạng sức khỏe tốt nhất để sống tốt trong suốt thai kỳ và tốt cho sức khỏe của bé. 

Theo các chuyên gia y tế thuộc tổ chức Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh (Dịch vụ y tế quốc gia (The National Health Service), chế độ ăn uống của bạn trước khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của con bạn trong tương lai. Ví dụ, nếu chế độ ăn uống của bạn quá nhiều chất béo bão hòa và đường trước và trong khi mang thai, con bạn sẽ dễ bị huyết áp cao và thừa cân – béo phì sau này. 

Không chỉ vậy, một chế độ ăn uống dẫn đến chỉ số BMI cao trong thai kỳ sẽ dẫn đến hàng loạt nguy cơ mắc các biến chứng trong thai kỳ cao hơn như tiền sản giật – sản giật, đái tháo đường thai kỳ… 

2. Mẹ đừng sợ ăn nhiều tăng cân

Theo các khuyến nghị từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh mẹ cần bổ sung thêm khoảng 200 – 400 calo mỗi ngày so với lúc chưa mang thai. Đặc biệt, trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba mẹ cần bổ sung đủ dinh dưỡng theo đúng khuyến nghị trên vì đây là giai đoạn thai nhi sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng để phát triển nhanh hơn giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Nhiều mẹ lo sợ ăn nhiều sẽ tăng cân, nhưng mẹ hãy yên tâm, vì nguồn năng lượng được nạp thêm này là để dành cho bé và phát triển tử cung, bánh nhau để nuôi em bé. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, mẹ bầu vừa cần được tư vấn một chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì hoạt động thể chất để ngăn ngừa tăng cân quá mức trong thai kỳ vừa cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để giảm nguy cơ trẻ sơ sinh nhẹ cân. Một chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai cần chứa đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất, đa dạng thực phẩm  từ thịt, cá, đậu, các loại hạt, ngũ cốc đến rau xanh cùng trái cây; đặc biệt là các chế phẩm từ sữa. Cần hạn chế đồ ngọt và chất béo không có lợi.

Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh cũng có thể giúp mẹ giảm  một số triệu chứng ốm nghén, chẳng hạn như buồn nôn và táo bón. Mẹ cũng có thể cân nhắc việc uống sữa bất kỳ giai đoạn nào có thể, thay vì băn khoăn xem nên uống sữa bầu từ tháng thứ mấy.

3. Thực phẩm lý tưởng để ăn khi mang thai

Những thực phẩm sau đây có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ:

Rau: cà rốt, khoai lang, bí ngô, rau xanh nấu chín, cà chua và ớt ngọt đỏ (cho vitamin A và kali)

Trái cây: dưa đỏ, mật ong, xoài, mận, chuối, mơ, cam và bưởi đỏ hoặc hồng (cho kali)

Sữa: sữa chua không béo hoặc ít béo, sữa tách béo hoặc 1%, sữa đậu nành (cho canxi, kali, vitamin A và D), các loại sữa tốt cho mẹ bầu và thai nhi,… giúp tăng cường hệ miễn dịch

Các loại ngũ cốc: ngũ cốc ăn liền/ngũ cốc nấu chín (đối với sắt và axit folic)

Protein: đậu và đậu Hà Lan; các loại hạt và hạt giống; thịt bò nạc, thịt cừu và thịt lợn; cá hồi, cá trích, cá mòi và cá minh thái

Những thực phẩm cần tránh khi mang thai:

Ở giai đoạn đầu mang thai cơ thể mẹ và thai nhi khá nhạy cảm, vì vậy một số loại thức ăn không tốt cần được tránh:

Sữa chưa tiệt trùng và thực phẩm làm từ sữa chưa tiệt trùng (phô mai mềm hoặc phô mai xanh, trừ khi được dán nhãn bằng sữa tiệt trùng)

Xúc xích và thịt nguội (trừ khi chúng được làm nóng trước khi ăn)

Hải sản sống, trứng và thịt sống. Không ăn sushi làm từ cá sống (sushi nấu chín là an toàn)

Cắt giảm đồ uống chứa caffein, chẳng hạn như cà phê, trà và đồ uống như nước ngọt có gas

Ngừng uống đồ uống có cồn, rượu có thể gây hại nghiêm trọng cho việc phát triển của thai nhi. Ngừng sử dụng các loại chất kích thích khác…

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ khuyến nghị tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêu thụ 400 microgam (0,4 mg) axit folic mỗi ngày. Axit folic là một chất dinh dưỡng có trong: Một số loại rau lá xanh; Hầu hết các loại quả mọng, quả hạch, đậu, trái cây và ngũ cốc ăn sáng tăng cường; Một số sản phẩm bổ sung vitamin,… Axit folic có thể giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, đó là dị tật bẩm sinh của não và tủy sống.

Thay vì đặt câu hỏi nên uống sữa từ tháng thứ mấy thì mẹ có thể lựa chọn uống sữa Kanny từ những ngày đầu thai kỳ. Sữa Kanny là thương hiệu sữa thuộc tập đoàn Imeko nhập khẩu 100% từ Hà Lan cung cấp đầy đủ vi chất thiết yếu, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho Mẹ và bé. Kanny cung cấp 25+ vitamin và khoáng chất mang đến cho cả mẹ và bé một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Chất béo không no cùng Omega 3-6 rất tốt cho não bộ, thị lực của Mẹ và bé!

Trong thai kỳ, mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy đau lưng, mỏi mệt. Canxi hữu cơ và Vitamin D3 có trong sữa Kanny là chất dẫn truyền giúp mẹ hấp thu canxi một cách tốt nhất. Đồng thời bổ sung canxi cho bé ngay từ trong bụng mẹ. 

Bên cạnh đó, đường tự nhiên từ sữa bò nguyên chất rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ. Kanny còn cung cấp Lecithin tốt cho tim mạch, cải thiện huyết áp. Nguồn năng lượng hoàn hảo, giá trị dinh dưỡng hoàn hảo bảo vệ sức khỏe của Mẹ và bé trọn vẹn cả thai kỳ!