Có được một thai kỳ khỏe mạnh để bé yêu phát triển tốt nhất, cả mẹ và bé vượt cạn thành công là mong muốn chung của mọi mẹ bầu.
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu còn nhiều điều bỡ ngỡ khi gặp phải một số tình huống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Dưới đây là một số điều quan trọng mà mẹ bầu nên ghi nhớ và thực hiện để chăm sóc thai cũng như sức khỏe bản thân tốt nhất.
Thuốc Tây y thường đem lại hiệu quả nhanh chóng, dễ sử dụng và tiện lợi. Nhưng các mẹ bầu thường không được khuyến khích sử dụng thuốc Tây y để trị ho, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các mẹ bầu bị ho dai dẳng, tức ngực, khó thở,… một số nhóm thuốc Tây y dành cho bà bầu vẫn được sử dụng.
Cũng như các loại thuốc khác, để đảm bảo sức khỏe và không ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ bầu cần tuân thủ tuyệt đối theo đơn thuốc và hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên môn.
Trong trường hợp phụ nữ có thai bị ho do nhiễm khuẩn, bội nhiễm,… thuốc kháng sinh nhóm penicillin vẫn được coi là an toàn cho bà bầu. Nếu tình trạng ho nghiêm trọng hơn hoặc người bệnh bị dị ứng với nhóm penicillin, bác sĩ có thể kê nhóm macrolid.
Mặc dù một số nhóm kháng sinh an toàn cho mẹ bầu, nhưng chỉ nên dùng khi được bác sĩ chỉ định và tuân thủ theo những khuyến cáo được đưa ra.
Nếu bà bầu sử dụng kháng sinh trong thời gian dài và sai cách, có thể dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe như rối loạn cân bằng hệ tạp khuẩn đường ruột, nhiễm nấm Candida ở da, miệng hoặc ruột. Nghiêm trọng hơn, dùng thuốc kháng sinh không đúng cách có thể gây dị tật hoặc sảy thai.
Thực tế, việc quan hệ khi mang thai thường không gây nguy hiểm cho thai nhi vì thai nhi nằm trong túi ối. Vì vậy, mẹ bầu lúc này có thể “yêu” thoải mái nếu chọn đúng tư thế phù hợp mà không cần quá lo lắng về việc ảnh hưởng tới thai nhi.
Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nên quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng giữa. Các bác sĩ cho biết, các trường hợp dưới đây nên cân nhắc khi quan hệ tình dục trong tam cá nguyệt thứ 2: Mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai nhiều lần; Mẹ bầu mắc chứng nhau tiền đạo, nhau thai bám thấp; Mang song sinh, đa thai; Có dấu hiệu của rò rỉ nước ối; Có vấn đề về tử cung, bị xuất huyết nhiều trước đó; Gặp biến chứng khi mang thai 3 tháng đầu; Cảm thấy đau đớn, khó chịu khi quan hệ tình dục. Tốt nhất, khi gặp bất cứ triệu chứng nào bất thường, mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác.
Thực tế, nếu tình trạng viêm xoang ở mẹ bầu chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, các triệu chứng mẹ bầu gặp phải chỉ là chảy nước mũi thông thường thì không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe và sự phát triển bình thường của thai nhi.
Nếu viêm xoang nặng khi mang thai, bệnh viêm xoang có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi nếu mẹ bầu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Do đó nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh viêm xoang thì mẹ bầu nên chủ động điều trị dứt điểm để ngăn ngừa hậu quả xấu có thể xảy ra đối với sức khỏe của mẹ và bé.
– Những bà bầu có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ gồm tiền sử tiểu đường, gia đình có người tiểu đường, tiền sử sinh con to, tiền sử xảy thai liên tiếp, tiền sử thai chết lưu… nên đi khám thai và xét nghiệm đường huyết ngay lần đầu tiên trong 3 tháng đầu.
– Những đối tượng khác không có yếu tố nguy cơ cao thì tầm soát đường huyết vào 24 – 28 tuần.
Phải làm gì phòng tránh tiểu đường thai kỳ?
– Chế độ dinh dưỡng của thai phụ rất quan trọng. Nguyên tắc khẩu phần ăn (1/4 đạm, 1/4 tinh bột, 2/4 hoa quả và ngũ cốc) phù hợp với phụ nữ có thai.
– Nghỉ ngơi và tập thể dục nhẹ nhàng.
Theo các bác sĩ, trong suốt thai kỳ, thai nhi gây áp lực ngày càng nhiều lên các cơ quan nội tạng và mạch máu của mẹ. Nhất là khi thai ngày càng lớn, thì những cơn đau và tần suốt buồn tiểu của người mẹ càng tăng lên. Theo Tiến sĩ Grace Pien tại Trường Đại học Y Johns Hopkins, thì một tĩnh mạch lớn chạy dọc bên phải của cột sống và có trách nhiệm đưa máu từ nửa dưới của cơ thể người mẹ đến tim.
“Nếu một phụ nữ mang thai nằm ngửa, thai nhi có khả năng chèn lên tĩnh mạch, làm giảm lượng máu trở lại tim” – Tiến sĩ Pien nói với Tạp chí Live Science. “Không có nhiều nghiên cứu so sánh ngủ ở bên phải và bên trái, nhưng ít nhất về mặt lý thuyết, bạn cũng có ít khả năng nén tĩnh mạch hơn khi nằm nghiêng về bên trái, thay vì bên phải”.
– Dấu hiệu đầu tiên của dọa sảy thai là mẹ bầu bị đau bụng râm râm, hoặc có cơn đau dữ dội tùy theo từng trường hợp khác nhau.
– Dấu hiệu thứ hai, mẹ bầu có thể bị mỏi ở vùng thắt lưng sau đó sẽ xuất hiện hiện tượng ra máu ở tử cung có thể là máu màu nâu hoặc màu đỏ tươi.
– Đôi khi có những mẹ bầu bị bong rau dọa sảy nhưng lại không xuất hiện bất cứ biểu hiện gì cả, thuộc diện bong rau kín, máu chưa thoát ra ngoài tử cung được và chỉ có thể phát hiện được khi thực hiện siêu âm.
Vậy nên, nếu mẹ bầu thấy có những biểu hiện như: cảm giác hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có thể có hiện tượng ra máu khi mang thai hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo – mẹ bầu nên nghĩ đến dấu hiệu dọa sảy thai để phát hiện sớm và có biện pháp an thai kịp thời.
– Trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu không nên ăn dứa để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, bà bầu có thể nhai một miếng dứa nhỏ để giảm các triệu chứng ốm nghén.
– Bà bầu chỉ nên ăn dứa chín và không nên ăn dứa xanh. Khi còn xanh, dứa rất dễ gây ngộ độc, vì thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bà bầu nên chọn những quả dứa chín vàng.
– Nếu đang đói, bà bầu đừng nên ăn dứa để tránh tình trạng đầy hơi, khó chịu, nóng rát, nhất là với những bà bầu mắc bệnh lý về dạ dày.
– Nếu bà bầu thích ăn dứa thì nên mua cả quả về để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên mua dứa gọt sẵn ở chợ. Nên chọn những quả dứa vừa phải, không quá nhỏ cũng không quá to, chín vàng đều, mắt to và không bị dập hoặc sâu. Trước khi ăn dứa, cần lưu ý rửa sạch dứa và lau khô. Sau đó dùng dao sắc để loại bỏ hoàn toàn phần mắt dứa và lưu ý cắt bỏ lõi để phòng tránh nguy cơ ngộ độc.
Theo Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), loại vitamin bà bầu thường chứa axit folic – một dẫn xuất của vitamin B giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh não và cột sống ở trẻ sơ sinh.
Trong khi đó, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên bổ sung 400 microgam axit folic mỗi ngày. Nhưng vấn đề ở đây là, khẩu phần ăn và dinh dưỡng hàng ngày từ thực phẩm cũng đã có chứa sẵn lượng axit folic này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, nếu chúng ta bổ sung thêm thực phẩm chức năng thì sẽ vượt mức tiêu chuẩn bổ sung chất dinh dưỡng.
Cách tốt nhất là bạn nên xét nghiệm máu để xác định nhu cầu sắt hàng ngày của mình và liệu mình có nên bổ sung vitamin bầu trước khi mang thai hay không.
Theo: Phụ Nữ Việt Nam