Dinh dưỡng cho người tiểu đường

918

Người bệnh bổ sung đủ dinh dưỡng, ăn các thực phẩm lành mạnh để không làm tăng đường máu nhiều sau ăn…

Trong cuốn Dinh dưỡng lâm sàng của Viện dinh dưỡng Quốc gia, giới chuyên gia nhận định, không có công thức chế độ ăn cho tất cả bệnh nhân vì phụ thuộc vào yếu tố: tình trạng dinh suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, các mức độ hoạt động thể lực, bệnh lý kèm theo, điều kiện kinh tế…

Với người bệnh tiểu đường, chế độ cần đảm bảo các nguyên tắc: cung cấp đủ các chất dinh dưỡng theo lứa tuổi, tình trạng sinh lý, tình trạng bệnh, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn, tránh các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thậ, duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Dưới đây nhu cầu năng lượng của người tiểu đường dựa trên các nhóm chất:

Glucid 

Ở bệnh nhân Đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng nhiều sau khi ăn, vì thế phải hạn chế lượng glucid. Tỷ lệ glucid chấp nhận được là 55- 65% tổng số năng lượng. Người bệnh nên sử dụng các glucid phức hợp như gạo, khoai củ (trừ khoai lang nướng), hạn chế đường đơn. Ngoài ra, người bệnh nên ăn nhiều chất xơ.

Chất xơ trong dạ dày kéo dài việc lưu trữ thức ăn, kéo dài thời gian hấp thụ glucose tại ống tiêu hóa, giảm việc tăng nhanh glucose trong máu sau ăn, có tác dụng tiết kèm insulin trong máu. Các chất xơ tan trong nước có tác dụng giảm hấp thu của choresterol, chất xơ không tan thì có khả năng giữ nước, chống táo bón, cải thiện hoạt động bài tiết.

Chất xơ có nhiều trong vỏ lụa của hạt gạo, rau, quả chín, lượng chất xơ khuyến nghị cho người đái tháo đường, 10g/1000 Kcal.

Nhu cầu protein

Với người đái tháo đường có chức năng thận bình thường, năng lượng do protein cung cấp nên 15-20% tổng năng lượng. Nếu người bệnh có bệnh lý thận cần kiểm soát lượng protein khẩu phần (bài chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thận).

Ở người tiểu đường, protein có thể làm tăng đáp ứng insulin nhưng không làm tăng nồng độ glucose trong huyết tương. Vì vậy, không được sử dụng protein để điều trị hạ đường huyết cấp tính hoặc ban đêm. Bữa ăn protein cao không được khuyến nghị như một phương pháp giảm cân cho người bệnh.

Dinh dưỡng đúng giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, thuận lợi cho quá trính điều trị bệnh. 

Dinh dưỡng đúng giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, thuận lợi cho quá trính điều trị bệnh.

Lipid

Chất béo cung cấp cho người tiểu đường nên từ 20 đến

Khẩu phần kiểm soát chất béo giúp người bệnh  duy trì lâu dài góp phần giảm cân, cải thiện rối loạn lipid máu.

Muối

Người đái tháo đường không kèm theo các bệnh lý khác thì không cần kiêng muối nhưng ăn nhạt ở mức có thể. Bệnh nhân tiểu đường bị phù, suy tim, hoặc tăng huyết áp nên ăn ở mức

Các vitamin và khoáng chất

Nhu cầu vitamin và các yếu tố vi lượng theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, dựa trên tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh lý… Để cơ thể khỏe mạnh, người bệnh cần nạp đủ các yếu tố vi lượng (sắt, iod…) vitamin. Vitamin và khoáng chất thường có nhiều trong rau, củ tươi.

Để thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe, người bệnh có thể tham khảo sản phẩm dinh dưỡng. Glucare gold của nhãn hàng Nutricare chứng minh lâm sàng bởi các chuyên gia Australia tại Đại học Sydney. Sản phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ tăng đường huyết quá cao sau khi uống, hạ đường huyết xa bữa ăn.

Glucare gold giàu chất xơ hòa tan FOS giúp tái tạo hệ vi khuẩn có lợi, giảm tình trạng táo bón, không chứa đường Lactose giúp giảm tình trạng tiêu chảy ở người không có thói quen dùng sữa, người bất dung nạp đường Lactose. Sản phẩm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất giúp giảm tình trạng mệt mỏi do thiếu hụt vi chất trong chế độ ăn kiêng khem hàng ngày.

Người bệnh ăn uống đủ chất, chú ý cân bằng các nhóm chất để cơ thể khỏe mạnh. 

Người bệnh ăn uống đủ chất, chú ý cân bằng các nhóm chất để cơ thể khỏe mạnh.

Hoạt động thể lực

Bên cạnh việc ăn uống khoa học, người bệnh cần chú trọng hoạt động thể lực. Người bệnh cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập, không luyện tập quá sức khi glucose huyết >250 – 270mg/Dl và ceton (một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong máu) dương tính.

Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất là đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc khoảng 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần người bệnh nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây, nâng tạ).

Người già đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, ví dụ đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10 đến 15 phút. Người trẻ nên tập khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.